Cửa chống cháy được sử dụng nhiều trong các công trình, nhà ở. Chính vì vậy, có không ít người tò mò về cách để có thể sản xuất ra một bộ cửa chống cháy. Trong bài dưới đây, Newday sẽ giúp bạn làm rõ quy trình sản xuất cửa chống cháy chi tiết nhất mà các nhà sản xuất đang áp dụng hiện nay.
Tại sao nên lắp đặt cửa chống cháy cho các công trình, nhà ở?
Tại các công trình, đặc biệt là khu văn phòng, khu chung cư là nơi thường tập trung dân cư đông đúc. Hệ thống các thiết bị và hệ thống điện phức tạp đem lại rất nhiều nguy hiểm. Bên cạnh đó, trong toà nhà còn có rất nhiều các vật thể dễ cháy, dễ bắt lửa. Chính vì vậy mà khi xảy ra sự cố thì việc lắp đặt một lối thoát hiểm có cửa chống cháy chính là giải pháp tối ưu nhất. Giúp đảm bảo cho người bên trong toà nhà có thể thoát ra ngoài an toàn.
Lối thoát hiểm thường là nơi ngăn cách văn phòng với hành lang thoát hiểm, cầu thang giữa các tầng. Bởi thế, khi lắp đặt cửa chống cháy tại vị trí này, chúng có khả năng ngăn lửa, khói. Đảm bảo khí độc và lửa không lan đến các tầng khác.
Quy trình làm cửa chống cháy chi tiết nhất
Chắc chắn sẽ có rất nhiều người tò mò về quy trình sản xuất cửa chống cháy. Nếu bạn vẫn chưa biết thì có thể tham khảo quy trình sản xuất dưới đây:
Bước 1: Lựa chọn thép tấm
Thép tấm là loại thép được sử dụng trong các ngành như đóng tàu, cầu cảng, kết cấu nhà xưởng… Chính vì thế, nó có độ bền cực kỳ tốt và thường được các nhà sản xuất tin tưởng. Áp dụng vào việc sản xuất cửa thép chống cháy. Loại thép tấm làm cửa chống cháy thường sẽ có độ dày từ 0,8 – 1,2mm. Sau khi lựa chọn ra tấm thép phù hợp, thép sẽ được sunfat hoá bề mặt để đạt độ dày gấp 1,5-2,5 lần.
Bước 2: Cắt phôi sơ chế
Dựa vào bản vẽ cad cửa thép chống cháy, bản vẽ triển khai của vỏ. Cùng với đó là yêu cầu sai lệch, các chuyên viên có thể pha phôi hợp lý tuỳ kích thước. Sau đó, phôi sẽ được cắt theo kích thước cùng với số lượng trong bản vẽ thiết kế.
Bước 3: Gấp định hình chi tiết
Sau khi cắt thép tấm sẽ được đưa xuống bộ phận chẩn gấp. Tại đây, thép sẽ được gia công gấp định hình dựa theo bản vẽ thiết kế có sẵn. Điều này sẽ giúp thành phẩm sau khi hoàn thiện đạt chất lượng cao và đúng với yêu cầu của khách hàng.
Bước 4: Hàn, lắp ghép khung cùng tấm cửa và sơn tĩnh điện
Các tấm thép sẽ được hàn, lắp ghép với nhau để tạo định hình ban đầu. Các vật liệu Honeycomb hoặc bông thủy tinh được phủ kín tấm thép, sau đó, đặt tấm thép còn lại lên phía trên.Sau đó, đưa đến công đoạn hàn. 2 tấm thép sẽ được gắn chặt vào nhau nhờ các mối hàn.
Sản phẩm sau khi được gia công thô sẽ được cho đi kiểm tra chất lượng và tiến hành xử lý bề mặt. Sau đó sơn tĩnh điện theo yêu cầu. Các sản phẩm đạt yêu cầu sẽ sẽ được chuyển sang tẩy rửa hoá chất. Tiếp đến sẽ sơn tĩnh điện màu và chủng loại sơn dựa theo yêu cầu của khách hàng. Trong quá trình sơn, cánh cửa sẽ được sơn tĩnh điện. Với độ chống cháy của cửa ở các cấp độ khác nhau như 60 phút, 70 phút, 90 phút, 120 phút.
Bước 6: Kiểm tra chất lượng của cánh và khung
Cánh cửa sẽ được một máy thuỷ lực có trọng lượng 1,5 tấn tác động lên để kiểm tra tấm cánh. Tiếp điến là việc kiểm tra liên kết giữa cánh và khung bao bởi phụ kiện và bản lề có khít không, có vững chắc và đảm bảo an toàn không.
Bước 7: Đóng gói
Sau cùng, sản phẩm hoàn thiện sẽ được đem đi kiểm định bởi các chuyên gia. Sản sản phẩm đạt yêu cầu sẽ được xuất xưởng và đưa đến tay của khách hàng. Khách hàng có thể kiểm tra cửa dựa theo những gì mình yêu cầu.
Tiêu chuẩn của cửa thép chống cháy
Việc tìm hiểu tiêu chuẩn của cửa chống cháy sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm tra chất lượng của cửa chống cháy. Điều này sẽ giúp gia tăng tính an toàn cho dự án. Các loại cửa chống cháy đều phải vượt qua tiêu chuẩn chống cháy TCVN 6160:1996 về phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng.
Tại mục 5.2 TCVN 6160:1996, giới hạn chịu lửa nhỏ nhất của các bộ phận khác có tính ngăn cháy được quy định cụ thể:
- Cửa đi, cửa sổ và cổng ở tường ngăn cháy phải làm bằng chất liệu chống cháy, có ngừng chịu lửa không nhỏ hơn 45 phút.
- Vách ngăn cháy phải được làm bằng nguyên liệu chống cháy. Giới hạn chịu lửa không quá 45 phút.
- Cửa đi, cửa sổ ở vị trí vào tầng hầm hay vách ngăn cháy phải được làm từ vật liệu chống cháy, không được nhỏ hơn 40 phút.
- Cửa buồng thang bộ, cửa phòng kỹ thuật, các phòng dưới tầng hầm phải là cửa chống cháy. Các loại cửa này có cơ cấu tự đóng, có ngừng chịu lửa ≥45 phút
Còn theo QCVN 06:2010/BXD, cửa đạt tiêu chuẩn cửa chống cháy 60 phút phải chịu được nhiệt độ 1000 độ trong thời gian 60 phút. Nhiệt độ mặt tiếp xúc với lửa không được vượt quá 220 độ.
Trên đây là các bước sản xuất cửa chống cháy chi tiết có thể bạn chưa biết. Mọi thắc mắc khác, bạn vui lòng liên hệ đến số hotline của Newday. Các nhân viên tư vấn của Newday luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn bất kỳ lúc nào.
Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá tốt nhất
Công ty Cổ phần Ngày Mới Việt Nam
Hotline 1: 0986.335.848
Hotline 2: 0911.922.272
VPGD: P610 – Toà nhà CT5 ĐN1 Mỹ Đình, Đường Trần Hữu Dực, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Email: info@newdayvietnam.com
Website: newdayvietnam.com